ĐẢNG BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
GIỚI THIỆU ĐẢNG BỘ
Đảng bộ trường Đại học Sài Gòn là Đảng bộ cơ sở có lịch sử phát triển hơn 40 năm tính từ ngày thành lập trường.
– Ngày 19/03/1977, theo Nghị quyết số 60/NQ của Đảng ủy khối Cơ quan Tuyên huấn, Y tế, Giáo dục, Đảng bộ trường Cao Đẳng Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh được thành lập.
– Ngày 25/04/2007, Trường Đại học Sài Gòn được thành lập trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định số 478/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
– Ngày 09/05/2007, Đảng bộ trường Cao đẳng Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đổi tên thành Đảng bộ Trường Đại học Sài Gòn.
– Ngày 10/04/2008, Đảng bộ trường Đại học Sài Gòn chuyển về trực thuộc Đảng bộ khối các trường ĐH-CĐ&TCCN theo quyết định số 420/QĐ-TV của Ban Thường vụ Đảng ủy khối các trường ĐH-CĐ&TCCN.
• Trong quá trình hoạt động, Đảng bộ trường có sự thay đổi liên tục về quy mô và tổ chức. Sáp nhập Đảng bộ, chi bộ các trường: Sư phạm Kỹ thuật Phổ thông (năm 1993), Trung học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh (năm 2000), trường Cán bộ quản lý Giáo dục và trường Trung học Sư phạm Mầm non (năm 2007). Hiện nay Đảng bộ trường Đại học Sài Gòn có 372 đảng viên, sinh hoạt ở 36 Chi bộ, trong đó có 02 Chi bộ Sinh viên.
• Từ khi thành lập đến nay, Đảng bộ đã lãnh đạo, chỉ đạo mọi mặt các hoạt động của nhà trường. Đảng bộ trường luôn được đánh giá là cơ sở Đảng “Trong sạch Vững mạnh”.
– Đảng bộ được nhận bằng khen và cờ biểu dương của Thành ủy Tp. Hồ Chí Minh về thành tích Đảng bộ Trong sạch Vững mạnh 5 năm liền (1995 – 1999).
– Đảng bộ được Ban Thường vụ Thành ủy Tp. Hồ Chí Minh tặng cờ Tổ chức Cơ sở Đảng Trong sạch Vững mạnh Tiêu biểu 5 năm (2000-2004).
– Đảng bộ được giấy khen của Ban Chấp hành Đảng bộ Sở GD-ĐT Tp. Hồ Chí Minh đạt Trong sạch Vững mạnh liên tục trong hai năm liền 2005-2006.
– Đảng bộ được Ban Thường vụ Thành ủy Tp. Hồ Chí Minh tặng bằng khen Đảng bộ đạt Trong sạch Vững mạnh liên tục 3 năm (2005-2007.
– Đảng bộ được Ban Thường vụ Thành ủy Tp. Hồ Chí Minh tặng bằng khen Đảng bộ đạt Trong sạch Vững mạnh liên tục 3 năm (2008-2010).
– Đảng bộ được Ban Thường vụ Thành ủy Tp. Hồ Chí Minh tặng bằng khen Đảng bộ đạt Trong sạch Vững mạnh liên tục 3 năm (2011-2012).
– Đảng bộ được Ban Thường vụ Thành ủy Tp. Hồ Chí Minh tặng bằng khen Đảng bộ đạt Trong sạch Vững mạnh liên tục 2 năm (2013-2014)
• Đảng bộ trường Đại học Sài Gòn đã lãnh đạo toàn diện hoạt động của nhà trường thực hiện nhiệm vụ chính trị, với sứ mệnh và tầm nhìn đã được công bố: Trường Đại học Sài Gòn là cơ sở giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học công lập, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước. Tích cực thực hiện đổi mới và góp phần phát triển giáo dục đại học Việt Nam, phấn đấu đến năm 2035 phát triển Trường Đại học Sài Gòn trở thành trường đại học theo hướng nghiên cứu, đạt chuẩn quốc tế.
CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA ĐẢNG BỘ
– Đảng bộ lãnh đạo thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của trường, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, đảng viên, giảng viên, nhân viên của trường, xây dựng Đảng bộ, Chi bộ là đơn vị vững mạnh.
– Đảng bộ lãnh đạo công tác chuyên môn, công tác tư tưởng, công tác tổ chức cán bộ, các đoàn thể, công tác xây dựng đảng; kiểm tra giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, việc thực hiện Điều lệ Đảng.
- LÃNH ĐẠO ĐẢNG BỘ
ỦY VIÊN BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ NHIỆM KỲ 2020 – 2025
ỦY BAN KIỂM TRA ĐẢNG
- CHỦ NHIỆM ỦY BAN KIỂM TRA ĐẢNG ỦY
- Đ/C VÕ VĂN THẬT
- Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Trường Đại học Sài Gòn
- Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sài Gòn
- Đ/C VÕ VĂN THẬT
- PHÓ CHỦ NHIỆM ỦY BAN KIỂM TRA ĐẢNG ỦY
- Đ/C LÊ CHÍ CƯỜNG
- Ủy viên Ban Chấp hành Đảng ủy Trường Đại học Sài Gòn
- Trưởng Phòng Thanh tra – Pháp chế Trường Đại học Sài Gòn
- Đ/C LÊ CHÍ CƯỜNG
- ỦY VIÊN ỦY BAN KIỂM TRA ĐẢNG ỦY
- Đ/C NGUYỄN THU THỦY
- Chuyên viên Phòng Tổ chức Cán bộ
- Đ/C NGUYỄN THU THỦY
ĐẢNG BỘ TRƯỜNG QUA CÁC THỜI KỲ
1. | Đại hội Đảng bộ lần thứ I | – | Nhiệm kỳ 1978 – 1979 |
2. | Đại hội Đảng bộ lần thứ II | – | Nhiệm kỳ 1979 – 1983 |
3. | Đại hội Đảng bộ lần thứ III | – | Nhiệm kỳ 1983 – 1985 |
4. | Đại hội Đảng bộ lần thứ IV | – | Nhiệm kỳ 1985 – 1988 |
5. | Đại hội Đảng bộ lần thứ V | – | Nhiệm kỳ 1988 – 1992 |
6. | Đại hội Đảng bộ lần thứ VI | – | Nhiệm kỳ 1992 – 1994 |
7. | Đại hội Đảng bộ lần thứ VII | – | Nhiệm kỳ 1994 – 1996 |
8. | Đại hội Đảng bộ lần thứ VIII | – | Nhiệm kỳ 1996 – 1998 |
9. | Đại hội Đảng bộ lần thứ IX | – | Nhiệm kỳ 1998 – 2000 |
10. | Đại hội Đảng bộ lần thứ X | – | Nhiệm kỳ 2000 – 2003 |
11. | Đại hội Đảng bộ lần thứ XI | – | Nhiệm kỳ 2003 – 2005 |
12. | Đại hội Đảng bộ lần thứ XII | – | Nhiệm kỳ 2005 – 2010 |
13. | Đại hội Đảng bộ lần thứ XIII | – | Nhiệm kỳ 2010 – 2015 |
14. | Đại hội Đảng bộ lần thứ XIV | – | Nhiệm kỳ 2015 – 2020 |
15. | Đại hội Đảng bộ lần thứ XV | – | Nhiệm kỳ 2020 – 2025 |
- MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP NHIỆM KỲ 2020 – 2025
I. MỤC TIÊU
– Đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, phấn đấu đạt Đảng bộ trong sạch, vững mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo hệ thống chính trị trong Nhà trường, thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị cấp trên giao phó. Xây dựng và chăm lo khối đoàn kết thống nhất trong Đảng bộ và trong từng chi bộ, đơn vị bộ phận.
– Tập trung nỗ lực thực hiện kiện toàn về tổ chức bộ máy, quản lý đào tạo, xây dựng đội ngũ. Tăng cường xây dựng các chương trình: đào tạo sau đại học, đào tạo chất lượng cao, chương trình tiên tiến. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế, đảm bảo sự đồng bộ và gắn kết với nhu cầu xã hội thông qua thị trường lao động và doanh nghiệp.
– Đầu tư và xây dựng cơ sở vật chất mới, tăng cường trang thiết bị, phương tiện dạy học hiện đại, ưu tiên cho những ngành đào tạo mũi nhọn, đồng thời, nâng cấp trang thiết bị, phương tiện dạy học để đáp ứng kịp thời cho các ngành học. Phát huy được các nguồn lực xã hội phục vụ cho công tác đào tạo, phát triển của nhà trường.
II. MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU
1. Hàng năm, phấn đấu Đảng bộ Trường được đánh giá, xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
2. 100% đảng viên tham gia nghiên cứu, học tập Nghị quyết, chỉ thị của Đảng cấp trên và chính sách, pháp luật của Nhà nước
3. Hàng năm, có 100% chi bộ được đánh giá, xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ, trong đó có 20% được đánh giá, xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
4. Hàng năm, có 100% đảng viên được đánh giá, xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ (trong đó có 15% đảng viên được đánh giá, xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ)
5. Trong nhiệm kỳ, phấn đấu kết nạp 200 đảng viên mới, trong đó: 30% là cán bộ, viên chức, 70% là sinh viên, học sinh
6. 100% giảng viên có trình độ sau đại học, trong đó 45% giảng viên có trình độ tiến sĩ, trong đó có 20% giáo sư, phó giáo sư. Đối với trường Trung học thực hành Sài Gòn có ít nhất 35% giáo viên có trình độ sau đại học và trường Tiểu học Thực hành Đại học Sài Gòn có ít nhất 20% giáo viên có trình độ sau đại học
7. Phấn đấu có ít nhất 04 chương trình đào tạo đại học được đánh giá theo chuẩn AUN, 30% chương trình đào tạo đại học được đánh giá theo chuẩn Quốc gia
8. Mỗi năm tổ chức ít nhất 01 hội thảo khoa học cấp trường, trong nhiệm kỳ tổ chức ít nhất 03 hội thảo khoa học quốc tế hoặc hội thảo khoa học toàn quốc
9. Có ít nhất 03 dự án thương mại hóa sản phẩm hợp tác nghiên cứu, phát triển
10. Hàng năm, tổ chức Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam cấp trường được đánh giá, xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
III. NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Về thực hiện nhiệm vụ chính trị
Tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; triển khai và thực hiện tốt Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học.
Tham gia thực hiện các chương trình đột phá của Thành phố. Tiếp tục đẩy mạnh việc phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức toàn thành phố, đáp ứng tốt nhất yêu cầu đào tạo theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố.
Không ngừng nâng cao hiệu quả việc phân cấp quản lý và phát huy vai trò, trách nhiệm của từng thành viên trong Ban Chấp hành Đảng ủy, Ban Giám hiệu trường và lãnh đạo các đơn vị.
* Phát triển đội ngũ giảng viên, giáo viên và cán bộ quản lý, tiếp tục đổi mới công tác tài chính
Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ, là tiền đề quan trọng để giữ vững, phát triển quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo. Đảm bảo đội ngũ cán bộ, viên chức đảm bảo chất lượng về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp, để đáp ứng yêu cầu đào tạo và nghiên cứu khoa học của Nhà trường. Đặc biệt, đảm bảo đội ngũ giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ ngày càng tăng, chiếm ít nhất 45% tổng số giảng viên.
Tiếp tục xây dựng chính sách đãi ngộ về thu nhập, điều kiện làm việc, học tập nâng cao trình độ nhằm thu hút đội ngũ giảng viên, chuyên gia khoa học có kinh nghiệm, năng lực nghiên cứu của các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước về công tác tại trường. Xây dựng chính sách khuyến khích tiến sĩ tiếp tục nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, tích lũy công trình, kết quả công việc để làm cơ sở đề nghị xét phong hàm phó giáo sư, giáo sư.
Xây dựng cơ chế khuyến khích các đơn vị, trung tâm chủ động tìm kiếm các hợp tác trong đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, dịch vụ tư vấn nhằm tăng thu nhập cho cán bộ viên chức và giảm áp lực đối với tình hình tài chính của trường.
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, tiết kiệm chi tiêu, tránh lãng phí để nâng cao thu nhập cho CB, CC, VC. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính.
* Đẩy mạnh công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, đầu tư cơ sở vật chất, hợp tác quốc tế
Tập trung phát triển quy mô đào tạo một cách hợp lý, chỉ đạo các đơn vị hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo trên cơ sở có tham khảo chương trình đào tạo tiến tiến các trường đại học trong và ngoài nước; đào tạo theo nhu cầu xã hội, tập trung vào các ngành trong 4 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu đáp ứng hiệu quả thị trường lao động kĩ thuật cao trong khu vực và quốc tế; mở thêm các ngành đào tạo sau đại học, phấn đấu có ít nhất 05 chương trình đào tạo chất lượng cao.
Tiếp tục đổi mới quản lý theo hướng tạo động lực, phát huy năng lực sáng tạo và tự chịu trách nhiệm của đội ngũ giảng viên, sinh viên, phát huy tiềm năng đầu tư của xã hội và các nhà đầu tư trên cơ sở thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật và chính sách của Nhà nước.
Xây dựng kế hoạch nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho giảng viên; đổi mới phương pháp giảng dạy, gắn lý thuyết với thực tiễn, tăng cường tham quan, học tập, nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp tiên tiến của quốc tế vào các chương trình đào tạo. Xây dựng cơ chế, chính sách phối hợp đào tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất để đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao theo nhu cầu của Thành phố và cả nước. Nghiên cứu mở thêm các ngành đào tạo mới phù hợp với nhu cầu xã hội. Hàng năm lấy ý kiến phản hồi từ người sử dụng lao động, điều chỉnh chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu thực tiễn của doanh nghiệp.
Mỗi năm tổ chức ít nhất 01 hội thảo khoa học cấp trường, trong nhiệm kỳ tổ chức ít nhất 03 hội thảo khoa học quốc tế hoặc hội thảo khoa học toàn quốc. Phấn đấu tỉ lệ giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu tham gia nghiên cứu khoa học từ 70% trở lên. Có đủ điều kiện về nhân lực để thành lập các nhóm nghiên cứu ứng dụng mạnh cho 04 lĩnh vực gồm Toán ứng dụng, Khoa học tự nhiên – kỹ thuật, Khoa học xã hội và nhân văn, Khoa học giáo dục. Có ít nhất 03 dự án thương mại hóa sản phẩm hợp tác nghiên cứu, phát triển và có đủ nguồn lực để thành lập 04 đơn vị nghiên cứu ứng dụng trực thuộc (viện hoặc trung tâm trực thuộc).
Tạp chí Khoa học Đại học Sài Gòn có thu bù đắp tối thiểu 50% chi phí xuất bản và phát hành, các ngành đào tạo của Trường có bài đăng trên tạp chí được tính điểm công trình theo quy định của Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước.
Xây dựng kế hoạch triển khai hợp tác quốc tế theo các lĩnh vực ngành nghề trọng điểm bằng các mô hình, phương thức hợp tác như: chuyển giao công nghệ, công nhận chương trình, liên kết đào tạo. Có chính sách thu hút chuyên gia ở nước ngoài tham gia hoạt động nghiên cứu, đào tạo tại trường. Thiết lập mối quan hệ hợp tác chính thức với các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học có uy tín khác ở một số nước, trao đổi học tập giảng viên, sinh viên.
Tập trung nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất của trường Đại học Sài Gòn theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, phù hợp với quy mô đào tạo. Bên cạnh đó, việc sử dụng hợp lý diện tích đất hiện có và mở rộng thêm diện tích đất để xây dựng các cơ sở thực tập, thực hành, sản xuất của các ngành đáp ứng yêu cầu phát triển. Đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống trang thiết bị theo hướng đồng bộ, hiện đại, hiệu quả.
* Tập trung và nâng cao hiệu quả công tác kiểm định, đảm bảo chất lượng giáo dục
Nâng cao chất lượng ngân hàng đề thi đáp ứng hoạt động kiểm tra, đánh giá các môn chung và môn chuyên ngành trong các kỳ thi kết thúc học phần/môn học. Thực hiện nghiêm túc quy trình kiểm tra, thi và đánh giá sinh viên một cách thực chất trong quá trình học nhằm tăng cường tính sàng lọc tiến đến đào thải người học không đạt yêu cầu học tập theo mục tiêu, chuẩn đầu ra của từng ngành đào tạo.
Các chương trình đào tạo trình độ đại học hoàn thành công tác tự đánh giá theo chuẩn Quốc gia, trong đó ít nhất 40% số chương trình đào tạo giáo viên được kiểm định chất lượng và ít nhất 03 chương trình đào tạo ngoài sư phạm được đánh giá ngoài. Tập trung phát triển chương trình đào tạo các ngành dịch vụ và các ngành trọng yếu như Công nghệ thông tin, Kỹ thuật Điện tử, Truyền thông, Khoa học Môi trường, Sư phạm Toán, tiến đến kiểm định chất lượng chương trình theo chuẩn AUN. Có ít nhất 05 chương trình đào tạo đại học hoàn thành báo cáo tự đánh giá theo chuẩn AUN và bước đầu đăng ký đánh giá ngoài với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của AUN.
Trong nhiệm kỳ, tập thể Đảng ủy, Ban Giám hiệu tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị quyết tâm phấn đấu với mục tiêu Trường Đại học Sài Gòn được công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục theo chuẩn AUN.
* Người học
Thực hiện theo đúng quy định hiện hành, công khai, minh bạch và dân chủ đối với các hoạt động liên quan đến người học. Tập trung nâng cao năng lực của người học sau khi tốt nghiệp đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng và thỏa mãn nhu cầu của thị trường lao động.
Tập trung khai thác nguồn tài trợ, học bổng, phát triển Quỹ Đồng hành sinh viên trường Đại học Sài Gòn nhằm hỗ trợ sinh viên học giỏi, có hoàn cảnh khó khăn. Tổ chức các hoạt động thiết thực hỗ trợ sinh viên trong học tập, nghiên cứu khoa học, đảm bảo quỹ nghiên cứu khoa học cho sinh viên. Tổ chức các hoạt động nghề nghiệp, ngày hội việc làm cho sinh viên trong thời gian học tập và tốt nghiệp.
Triển khai và xây dựng nguồn tài liệu học tập, hệ thống E-learning. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu sinh viên sau khi tốt nghiệp và doanh nghiệp để thu nhận các phản hồi từ cựu sinh viên và nhu cầu tuyển dụng lao động, đánh giá lao động của doanh nghiệp.
Tập trung thực hiện tốt công tác y tế học đường và chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể chất cho HSSV. Xây dựng thêm các lớp kỹ năng mềm cho người học thông qua quá trình dạy – học nhằm đảm bảo cho người học phát triển cả về năng lực và các kỹ năng cần thiết.
2. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác xây dựng Đảng
2.1. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng
Tiếp tục lãnh đạo tốt việc thực hiện công tác chính trị tư tưởng trong CB, CC, VC và HSSV thông qua việc tổ chức cho CB, CC, VC và HSSV tham gia các họat động học tập, quán triệt nghị quyết, nghe báo cáo thời sự; không để xảy ra các hiện tượng làm mất ổn định chính trị, tư tưởng trong Nhà trường; nâng cao vai trò của các tổ chức đoàn thể nhằm thực hiện tốt các công tác giáo dục chính trị tư tưởng; phòng chống và đấu tranh có hiệu quả với các luận điệu xuyên tạc, phản động, những hành vi lôi kéo kích động HSSV.
Không ngừng phối hợp và gắn kết thường xuyên, hiệu quả trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự trường học với cơ quan công an ở địa phương; phối hợp công an và chính quyền địa phương nơi có sinh viên ngoại trú để thường xuyên nắm bắt tình hình có vấn đề liên quan đến sinh viên; tổ chức tốt hoạt động quản lý sinh viên ở KTX.
Không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác dư luận và những vấn đề liên quan đến tư tưởng, chính trị; kịp thời phát hiện và ngăn chặn những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.
Đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết TW 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng với trọng tâm chăm lo khối đoàn kết thống nhất, đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin của đảng viên và nhân dân đối với Đảng.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức học tập nghị quyết, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục lý luận chính trị; thực hiện tốt chương trình nâng cao trình độ và cập nhật kịp thời kiến thức mới cho cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Nâng cao trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo trong “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; thực hiện tốt công tác biểu dương và nhân rộng gương điển hình tiên tiến trong việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW. Thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại các chi bộ; đảm bảo nghiêm túc việc thực hiện báo cáo kết quả thực hiện “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” định kỳ.
Tiếp tục chỉ đạo Đoàn Thanh niên tổ chức các hội thi tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tham gia hội thi Olympic các môn Khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh do Đảng ủy Khối, Thành Đoàn tổ chức.
2.2. Kiện toàn, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, cán bộ, đảng viên và bảo vệ chính trị nội bộ
Tiếp tục tập trung thực hiện các Nghị quyết của Đảng các cấp, đặc biệt là các Nghị quyết TW 4 Khóa XI và Khóa XII, Nghị quyết TW 6, Nghị quyết TW 7, Nghị quyết TW 8 Khóa XII, nhằm tạo sự chuyển biến rõ rệt trong công tác xây dựng Đảng, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng bộ trường và các chi bộ trực thuộc.
Tăng cường trách nhiệm của cấp ủy chi bộ trong công tác bảo vệ chính trị nội bộ; chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn những hiện tượng cục bộ, bè phái, gây mất đoàn kết trong Đảng; tập trung nắm tình hình và giải quyết đúng đắn, hiệu quả vấn đề chính trị hiện nay, nhất là vấn đề “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Quán triệt và thực hiện quan điểm Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ; thực hiện tốt công tác quy hoạch, luân chuyển, đào tạo và bổ nhiệm cán bộ theo đúng quy định, quy trình, công khai, minh bạch. Thực hiện tốt các bước tiếp theo sau quy hoạch cán bộ.
Kiện toàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cấp ủy, chi bộ. Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt cấp ủy; thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, nhất là tự phê bình và phê bình. Xây dựng đội ngũ đảng viên gương mẫu, có phẩm chất đạo đức cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật, có ý thức học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học và nâng cao năng lực quản trị để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Thực hiện nghiêm túc công tác đánh giá, xếp loại đảng viên hàng năm.
Tiếp tục tổ chức các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cho đảng viên dự bị và lớp bồi dưỡng kết nạp Đảng cho quần chúng ưu tú trong Đảng bộ. Đẩy mạnh công tác tạo nguồn, phát triển đảng viên mới trong đội ngũ giảng viên, chuyên viên trẻ và đoàn viên sinh viên ưu tú của trường.
2.3. Đổi mới mạnh mẽ, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Đảng; phòng chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm
Nâng cao nhận thức của các cấp ủy, ủy ban kiểm tra, trước hết là người đứng đầu cấp ủy về công tác kiểm tra, giám sát; lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm trong công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của các cấp ủy, ủy ban kiểm tra và chi bộ; phát hiện, nhân rộng những điển hình tốt, cách làm hay, đồng thời xử lý kịp thời, nghiêm minh những tổ chức đảng, đảng viên vi phạm và công khai kết quả xử lý.
Chú trọng kiểm tra, giám sát người đứng đầu cấp ủy chi bộ, chính quyền, tổ chức chính trị – xã hội; kiểm tra, giám sát việc sinh hoạt của chi bộ và sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên về đạo đức lối sống; đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Chủ động phòng ngừa, không để xảy ra tham nhũng; xử lý nghiêm minh trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng, lãng phí. Phát huy vai trò giám sát của các đoàn thể chính trị – xã hội trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
2.4. Phát huy dân chủ và sức mạnh khối đại đoàn kết; tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận và quy chế dân chủ ở cơ sở
Đảm bảo thực hiện tốt các Kế hoạch, Hướng dẫn, Chỉ thị của Trung ương, Thành ủy và Ban chỉ đạo Quy chế dân chủ Thành phố về thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại đơn vị.
Tích cực tuyên truyền, vận động CB, CC, VC và HSSV tham gia vào việc phát huy và thực thi quyền dân chủ cơ sở tại đơn vị. Thực hiện hiệu quả công tác đo lường sự hài lòng của người dân đối với hoạt động giáo dục và đào tạo của Nhà trường nhằm góp phần thúc đẩy hiệu quả sự phát triển của trường Đại học Sài Gòn.
Phát huy tốt vai trò của Ban Thanh tra nhân dân trong công tác giám sát việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị CB, CC, VC; trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước và các quy chế, quy định của Nhà trường; trong sử dụng kinh phí hoạt động, quản lý và sử dụng tài sản của cơ quan; trong giải quyết khiếu tố, khiếu nại trong cơ quan và theo dõi việc thực hiện quy chế dân chủ.
3. Đẩy mạnh và nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của các tổ chức chính trị – xã hội
3.1. Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên
Chỉ đạo và tạo điều kiện để Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên trường tập trung các giải pháp thực hiện hiệu quả Chỉ thị 42-CT/TW ngày 24/3/2015 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015 – 2030 thông qua các hoạt động giáo dục, các cuộc vận động như Hội thi tìm hiểu về Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tháng Thanh niên với pháp luật, Chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh, Hoa phượng đỏ,… và các phong trào thi đua yêu nước như phong trào “Sinh viên 5 tốt”, “Học sinh 3 tốt”, “Viên chức trẻ tiêu biểu”, Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác,… để tạo môi trường lành mạnh cho thanh niên trường rèn luyện, trưởng thành, từ đó xây dựng thế hệ trẻ Việt Nam giàu lòng yêu nước, tự cường dân tộc, kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đạo đức trong sáng, ý thức tuân thủ pháp luật; có năng lực, bản lĩnh trong hội nhập quốc tế; có sức khoẻ, tri thức, kỹ năng lao động, trở thành những công dân tốt, tích cực tham gia vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Phát huy tốt hơn nữa vai trò của Đoàn trong huy động, tổ chức cho thanh niên xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội; xây dựng và phát huy các điển hình thanh niên tiên tiến; xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn, hội, đội thực sự tiêu biểu, có năng lực vận động thanh niên; phát hiện, lựa chọn đoàn viên ưu tú để bồi dưỡng, tạo nguồn kết nạp đảng viên mới và đào tạo cán bộ trẻ tuổi.
Tập trung thực hiện các giải pháp tạo điều kiện cho các cấp bộ Đoàn – Hội hoạt động, phát triển, trong đó Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên trường phấn đấu đạt danh hiệu xuất sắc, vững mạnh từng năm học, góp phần vào việc xây dựng Đảng bộ trường ngày càng phát triển vững mạnh.
3.2. Công đoàn
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc về giáo dục và đào tạo; Chỉ thị, Hướng dẫn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CCVC-LĐ. Tiếp tục đề xuất các chế độ, chính sách nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ.
Phối hợp với chính quyền tổ chức hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động của ngành và công đoàn. Đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt – Học tốt”; “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”; “Dân chủ, Kỷ cương, Tình thương, trách nhiệm”; “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học, sáng tạo” góp phần “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo”.
Đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị pháp luật, đạo đức lối sống, vận động CCVC-LĐ học tập nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển nhà trường.
Đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động công đoàn theo hướng thiết thực, hiệu quả, xây dựng khối đoàn kết thống nhất trong nhà trường. Xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, tích cực xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của nhà trường.
4. Đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của các cấp ủy
Bảo đảm thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, đơn vị. Tiếp tục đổi mới phong cách, lề lối làm việc bảo đảm khoa học, dân chủ.
Thực hiện hiệu quả công tác cải cách hành chính trong toàn đảng bộ, nhà trường; ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong công tác quản lý đảng viên.
Duy trì nền nếp sinh hoạt Ban Chấp hành Đảng bộ, nền nếp sinh hoạt giao ban định kỳ hàng quý đối với bí thư chi bộ; đảm bảo nền nếp sinh hoạt Đảng của các chi bộ trực thuộc. 100% cấp ủy chi bộ trực thuộc được tập huấn công tác Đảng./.
CÁC CHI BỘ TRỰC THUỘC ĐẢNG BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
TT | Tên Chi bộ | Họ và tên Bí thư Chi bộ |
1 | Phòng Tổ chức Cán bộ | Cao Thái Phương Thanh |
2 | Phòng Thanh tra – Pháp chế | Lê Chí Cường |
3 | Phòng Giáo dục Thường xuyên | Đỗ Thị Mỹ Liên |
4 | Phòng Đào tạo – Quản lý Khoa học | Hán Thị Thu Trang |
5 | Phòng Đào tạo Sau Đại học | Đỗ Đình Thái |
6 | Phòng Kế hoạch – Tài chính | Giang Quốc Tuấn |
7 | Phòng Khảo thí và Đảm bảo CLGD | Cổ Tồn Minh Đăng |
8 | Phòng Công tác sinh viên – Ký túc xá | Lê Thị Yến Tâm |
9 | Phòng Thiết bị | Nguyễn Phúc Bình |
10 | Văn phòng | La Thanh Hùng |
11 | Ban Quản lý Dự án và Hạ tầng | Huỳnh Ngọc Vinh |
12 | Trung tâm Học liệu | Dương Trí Trung |
13 | Trung tâm Tổ chức Sự kiện và Du lịch | Nguyễn Thanh Nga |
14 | Trung tâm Ngoại ngữ | Hồ Văn Bình |
15 | Phòng Y tế – Hợp tác quốc tế | Lê Khoa Huân |
16 | Khoa Công nghệ Thông tin | Phan Thị Kim Loan |
17 | Khoa Điện tử – Viễn thông | Hồ Văn Cừu |
18 | Khoa Giáo dục Chính trị | Nguyễn Thanh Tân |
19 | Khoa Giáo dục Mầm non | Lê Chi Lan |
20 | Khoa Giáo dục QP-AN và GDTC | Dương Ngọc Trường |
21 | Khoa Giáo dục Tiểu học | Trần Thị Hồng Nhung |
22 | Khoa Giáo dục | Nguyễn Thị Ngọc |
23 | Khoa Môi trường | Nguyễn Thị Minh Thu |
24 | Khoa Quản trị Kinh doanh | Từ Minh Khai |
25 | Khoa Luật | Vũ Thị Hồng Yến |
26 | Khoa Ngoại ngữ | Võ Thụy Thanh Thảo |
27 | Khoa Nghệ thuật | Đỗ Xuân Tịnh |
28 | Khoa Văn hoá và Du lịch | Tạ Quang Trung |
29 | Khoa SP Khoa học Xã hội | Trần Thị Thanh Vân |
30 | Khoa SP Khoa học Tự nhiên | Nguyễn Thanh Tuấn |
31 | Khoa Tài chính – Kế toán | Trịnh Thị Huyền Thương |
32 | Khoa Toán – Ứng dụng | Kiều Phương Chi |
33 | Khoa Thư viện – Văn phòng | Nguyễn Thị Thanh Duyên |
34 | Trường Trung học Thực hành Đại học Sài Gòn | Trần Duy Trí |
35 | Trường Tiểu học Thực hành Đại học Sài Gòn | Phạm Thị Thanh Tú |
36 | Sinh viên 1 | Nguyễn Thu Thủy |
37 | Sinh viên 2 | Huỳnh Ái Thy |
38 | Sinh viên 3 | Đoàn Thị Thu Thảo |
39 | Sinh viên 4 | Lê Thị Việt Kiều |